Gốm Chu Đậu – tinh hoa văn hóa Việt Nam”, đây chính là 9 chữ vàng đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành tặng cho dòng gốm này. Một dòng gốm cổ cao cấp của Việt Nam gắn liền với cả hành trình lịch sử đầy thăng trầm. Để rồi sau tất cả, giờ đây những sản phẩm của Chu Đậu tự hào khi có thể vươn mình ra khắp Thế Giới. 

Giới thiệu tổng quan về gốm Chu Đậu

“Có gốm Chu Đậu trong nhà như là có cả ông bà, tổ tiên”, một câu truyền miệng đủ sức chứng minh giá trị vật chất và tinh thần của dòng gốm cổ Việt Nam. 

Nguồn gốc, vị trí địa lý của gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu phát triển rực rỡ vào thế kỷ 15 – 16

Gốm Chu Đậu có nguồn gốc từ thế kỷ XIII – XIV, nhưng thực sự phát triển rực rỡ vào thế kỷ XV – XVI. Đây cũng là thời hoàng kim của gốm sứ Việt Nam với nhiều sản phẩm có chất lượng cao được  xuất khẩu sang nhiều quốc gia. 

Sang thế kỷ XVII, vì những biến động thời cuộc mà nghệ thuật gốm này đã bị thất truyền. May mắn là đến năm 1980, một sự kiện đặc biệt đã diễn ra giúp hồi sinh dòng gốm danh tiếng đã bị lãng quên hơn 400 năm. 

Về vị trí địa lý, làng gốm Chu Đậu thuộc xã Thái Tân, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, nằm bên tả ngạn sông Thái Bình. Đây chính là lợi thế bởi khí hậu và thổ nhưỡng đặc biệt nơi đây cực thích hợp cho việc sản xuất gốm sứ. Đó là chưa kể vị trí giao thương thuận lợi với kinh thành Thăng Long và các vùng biển. Từ đó đã tạo điều kiện để làng nghề phát triển, thậm chí vươn xa cả trong lẫn ngoài nước. 

Điểm đặc trưng của dòng gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu sở hữu nhiều điểm đặc trưng giúp mỗi tác phẩm đều độc nhất, có giá trị tinh thần và thẩm mỹ cao.

  • Trắng như ngà, mỏng như giấy, trong như ngọc và kêu như chuông: Những ngôn từ thể hiện đầy đủ chất lượng và sự tinh xảo của dòng gốm cổ nổi tiếng. 
  • Sự đa dạng về kiểu dáng, màu men và họa tiết: Gốm sản xuất nhiều dòng sản phẩm khác nhau với hoa văn phản ánh đời sống vật chất và tinh thần người Việt xưa. Đặc biệt là kỹ thuật “vẽ dưới men” – bước đột phá giúp họa tiết luôn sắc nét và bền bỉ qua năm tháng. 
  • Giá trị văn hóa và lịch sử sâu sắc: Không chỉ là sản phẩm thủ công mỹ nghệ, gốm Chu Đậu ẩn chứa cả một câu chuyện lịch sử dân tộc. Mỗi tác phẩm đều ghi dấu ấn của thời kỳ hưng thịnh trong nền gốm sứ Việt Nam. Đồng thời góp công không nhỏ trong việc quảng bá văn hóa Việt ra bạn bè quốc tế.

Giá trị và vị thế của gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu là niềm tự hào của Việt Nam khi xuất khẩu sang nhiều nước

Gốm Chu Đậu không chỉ có giá trị thẩm mỹ mà còn là biểu tượng văn hóa, niềm tự hào của người Việt. Trên trường Quốc Tế, các sản phẩm gốm Chu Đậu cũng được nhiều nhà sưu tập và bảo tàng danh tiếng trên thế giới trưng bày. Nhiều món gốm sứ còn là món quà trong các dịp ngoại giao, bày tỏ sự tôn trọng và tình hữu nghị giữa các quốc gia.

Lịch sử hình thành và phát triển của gốm Chu Đậu

Gốm Chu Đậu vốn là dòng gốm cổ cao cấp, trải qua bao thăng trầm, chứng kiến sự đổi thay của lịch sử qua các triều đại. 

Giai đoạn hình thành và phát triển rực rỡ (thế kỷ XIII – XVI)

Thời kỳ thế kỷ XIII – XVI, gốm Chu Đậu đã xuất hiện và phát triển rực rỡ với nhiều đặc điểm nổi trội:

  • Sự phát triển của kỹ thuật và nghệ thuật đạt đến đỉnh cao: Đây là giai đoạn gốm Chu Đậu đã đạt được nhiều thành tựu vượt bậc về mặt kỹ thuật và nghệ thuật chế tác. Các sản phẩm gốm có độ mỏng và trong sáng vượt trội. Đồng thời kỹ thuật vẽ dưới men và sử dụng men tro trấu độc đáo, tạo nên vẻ đẹp độc lạ, tăng tính nghệ thuật cho sản phẩm. 
  • Thời kỳ lịch sử phát triển của đất nước qua các triều đại Lý – Trần – Lê – Mạc: Dưới thời các triều đại này có không ít những chính sách khuyến khích  nghệ thuật và thương mại phát triển. Do đó, làng gốm phát triển vượt bậc, sản phẩm được phép lưu hành rộng rãi tạo nên nền văn hóa mỹ nghệ đặc sắc. 
  • Giao thương trong thời kỳ này: Với chất lượng vượt trội, các sản phẩm gốm Chu Đậu được xuất khẩu đi nhiều nước trên Thế Giới. Bằng chứng là các phát hiện về đồ gốm Chu Đậu xuất hiện ở nhiều địa điểm khảo cổ học tại nhiều nước (Indonesia, Thái Lan, Nhật Bản, Philippines, Malaysia….). Hiện tại thì gốm cổ Chu Đậu đang được trưng bày ở 46 bảng tàng ở 32 quốc gia. 

Giai đoạn suy thoái và thất truyền (thế kỷ XVII)

Thế kỷ XVII chứng kiến nhiều biến động lịch sử cả về chính trị lẫn xã hội khiến cho không ít ngành nghề bị lụi tàn. Gốm Chu Đậu cũng không nằm ngoài biến cố lịch sử, các tác phẩm và nghệ nhân làm nghề cũng dần mất đi sự phổ biến. Thậm chí đến vài thế kỷ sau, không còn ai nhớ về làng nghề gốm cổ truyền nổi tiếng một thời này. 

Sự hồi sinh của gốm sứ Chu Đậu

Chiếc bình được ông Makoto Anabuki phát hiện 
Chiếc bình được ông Makoto Anabuki phát hiện

Năm 1980, ông Makoto Anabuki nguyên Bí thư Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam đã đến thăm bảo tàng Topkapi Saray (Thổ Nhĩ Kỳ). Ở đây, ông nhìn thấy một chiếc bình gốm men trắng xanh, họa tiết hoa mẫu đơn và hoa văn cánh sen. Trên thân bình có dòng chữ “Thái Hòa bát niên, Nam Sách châu, tượng nhân Bùi thị hý bút”. 

Câu này có nghĩa Năm Thái Hòa thứ tám (1450), thợ gốm họ Bùi ở Nam Sách vẽ chơi. Vậy là, ông viết thư gửi cho Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương lúc bấy giờ để nhờ xác minh nguồn gốc chiếc bình. Đây là tiền đề để các nhà khảo cổ tìm về Hải Dương và phát hiện ra nhiều dấu tích của lò gốm cổ Chu Đậu. 

Quá trình khai quật và phục hồi gốm sứ Chu Đậu:

  • Năm 1986, Sở Văn hóa Thông tin Hải Dương tiến hành khai quật di chỉ Chu Đậu, phát hiện nhiều đồ gốm cổ.
  • Năm 1992, việc trục vớt tàu đắm ở Cù lao Chàm đã tìm thấy hàng vạn cổ vật gốm Chu Đậu.

Kết quả sau gần 4 thế kỷ, làng gốm Chu Đậu được hồi sinh, người dân khôi phục nghề gốm truyền thống. Một sự hồi sinh ngoạn mục nhờ sự phát hiện tình cờ và nỗ lực phục hồi của các nhà nghiên cứu lẫn người dân địa phương.

Đặc điểm độc đáo của gốm Chu Đậu

Trải qua bao thăng trầm, ngày nay gốm Chu Đậu vẫn được đánh giá cao từ chất lượng đến giá trị thẩm mỹ. 

Chất liệu và kỹ thuật chế tác gốm sứ Chu Đậu

Nguyên liệu tự nhiên và quy trình chế tác thủ công là điểm mạnh tạo nên giá trị của dòng gốm cổ này. Đất sét Trúc Thông là nguyên liệu chính được khai thác tự nhiên và sản xuất thủ công (từ lựa chọn, nhào nặn, phơi khô, trang trí). Chính đôi tay khéo léo của các nghệ nhân đã tạo nên chất lượng, và lưu giữ dấu ấn riêng cho từng  sản phẩm.

Kỹ thuật “vẽ dưới men” đã giúp gốm Chu Đậu trở nên độc đáo 
Kỹ thuật “vẽ dưới men” đã giúp gốm Chu Đậu trở nên độc đáo

“Vẽ dưới men” là kỹ thuật đặc biệt khi khắc – vẽ hoa văn trực tiếp lên sản phẩm trước lúc tráng men. Vì thế, hoa văn không bị phai mờ theo thời gian và trở thành dấu ấn riêng so với các dòng gốm khác. Hơn nữa, quá trình nung gốm nhiệt độ cao (1.200 đến 1.300 độ C) đã tạo ra lớp men bóng đẹp, sản phẩm cũng cứng và bền hơn. 

Men tro trấu độc bản của gốm Chu Đậu giúp sản phẩm khi gõ sẽ phát ra âm thanh trong trẻo như tiếng chuông. Đặc biệt, lớp men còn tạo nên những vết rạn với hình dạng độc đáo như xoáy đồng tiền, chân chim…  tạo dấu ấn riêng. Hơn nữa, quá trình sản xuất không dùng hóa chất nên các sản phẩm đều thân thiện với con người và môi trường 

Hoa văn và họa tiết của gốm Chu Đậu

Hoa văn và họa tiết trên các sản phẩm gốm Chu Đậu đều ẩn chứa ý nghĩa văn hóa, đời sống và tâm linh người Việt. Hoa sen, chim phượng, rồng, hoa cúc, hòn non bộ…. đều chứa đựng ý nghĩa riêng, phản ánh đời sống văn hóa đa dạng của Việt Nam. Thậm chí có không ít họa tiết, hoa văn niên đại hàng trăm năm đang được nhiều nghệ nhân Chu Đậu tìm cách phục chế. 

Kiểu dáng và màu men

Các sản phẩm gốm sứ Chu Đậu được sản xuất đa dạng kiểu dáng đáp ứng nhiều nhu cầu sử dụng. Màu men độc đáo với độ trong, độ bóng và màu sắc tinh tế. Đặc biệt được tạo ra từ quy trình nung chuyên nghiệp và công thức men tro trấu độc bản. Bởi thế, màu men không chỉ bền đẹp theo năm tháng mà còn có sự đa dạng để dễ dàng thể hiện cá tính của từng sản phẩm.

Những dòng sản phẩm phổ biến của gốm Chu Đậu

Từ đồ gia dụng đến tác phẩm nghệ thuật, gốm Chu Đậu đều có những sản phẩm tiêu biểu đáp ứng nhu cầu trong thời đại ngày nay.

Sản phẩm gốm Chu Đậu tiêu biểu

Bộ đôi nổi tiếng của gốm Chu Đậu bình Hoa Lam và bình Tỳ Bà
Bộ đôi nổi tiếng của gốm Chu Đậu bình Hoa Lam và bình Tỳ Bà

Bình Hoa Lam và Bình Tỳ Bà hay còn gọi bình cha, bình mẹ chính là sản phẩm đặc sắc nhất của gốm Chu Đậu.

  • Bình Hoa Lam: Thiết kế hình trụ tượng trưng cho hình ảnh người cha, người chồng gánh vác sự nghiệp và gia đình. Bình mang ý nghĩa phong thủy giúp thu hút vượng khí, củng cố địa vị và quyền lực. 
  • Bình Tỳ Bà: Thiết kế bình có miệng loe tròn mang hàm ý thu hút tài lộc, may mắn, cuộc sống sung túc. Ngoài ra, bình cũng đại diện cho những điều tốt đẹp, tượng trưng cho việc sinh sôi nảy nở. 

Dòng sản phẩm tâm linh gốm Chu Đậu

Lư hương, chân đèn, bộ đồ thờ gốm Chu Đậu…. là những sản phẩm phục vụ cho tín ngưỡng, tâm linh. Thiết kế được chế tác tỉ mỉ, họa tiết mang ý nghĩa may mắn thường sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo hoặc trang trí bàn thờ. 

Gốm sứ Chu Đậu – sản phẩm gia dụng

Gốm Chu Đậu còn đa dạng ở các sản phẩm gia dụng:

  • Bát, đĩa, chén ăn…. Có họa tiết đơn giản mà tinh tế, đậm văn hóa truyền thống Việt Nam.
  • Ấm và bộ trà với kiểu dáng thanh lịch, màu sắc trang nhã thích hợp trong nhiều dịp sử dụng.
  • Lọ hoa, bình trang trí với đa dạng kiểu dáng, kích thước phù hợp trang trí đa dạng không gian sống. 

Quà tặng doanh nghiệp theo yêu cầu

Gốm Chu Đậu với vẻ đẹp tinh xảo và giá trị văn hóa sâu sắc là lựa chọn quà tặng doanh nghiệp lý tưởng. Mẫu mã đa dạng từ lọ hoa, bình trang trí, bộ ấm trà, bộ chén đĩa…. được thiết kế họa tiết đẳng cấp, sang trọng. 

Điều quan trọng là hình thức in ấn theo yêu cầu từ logo, tên doanh nghiệp đến thông điệp, lời chúc, họa tiết riêng. Vì thế bạn sẽ có những món quà vô cùng giá trị, mang ý nghĩa độc đáo phù hợp với từng đối tượng khác nhau.

Dòng sản phẩm gốm Chu Đậu vẽ vàng kim

Sản phẩm gốm Chu Đậu vẽ vàng 24K đẳng cấp, sang trọng 
Sản phẩm gốm Chu Đậu vẽ vàng 24K đẳng cấp, sang trọng

Bên cạnh dòng sản phẩm truyền thống, làng gốm Chu Đậu còn phát triển các mẫu vẽ vàng kim, thể hiện sự đẳng cấp và sang trọng. Đây là những sản phẩm thường được dùng làm quà tặng trong các sự kiện trọng đại, ngoại giao hoặc trang trí không gian nội thất cao cấp. Kỹ thuật vẽ vàng kim đòi hỏi sự khéo léo của nghệ nhân, thể hiện tinh hoa nghệ thuật gốm sứ Việt.

Gốm Chu Đậu là niềm tự hào của Hải Dương, tinh hoa nghệ thuật gốm sứ Việt Nam. Đồng thời cũng là di sản văn hóa và kết tinh của nhiều thế hệ nghệ nhân. Trải qua bao thăng trầm lịch sử, dòng gốm cổ này vẫn hồi sinh và tiếp tục khẳng định tiếng tăm trên Thế Giới. Một thương hiệu gốm 100% made in Việt Nam, do đó đây sẽ là món quà tặng vô cùng ý nghĩa và giá trị. 

QUY TRÌNH LÀM VIỆC

CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN

Khi nhận đầy đủ thông tin và xác nhận đơn hàng GSC Gốm Chu Đậu sẽ lên đơn và gửi hàng về cho khách hàng

 

MIỄN PHÍ CHUYỂN

Miễn phí vận chuyển với các đơn hàng trên 1 triệu đồng.

CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH

GSC Gốm Chu Đậu đổi mới toàn bộ sản phẩm với các sản phẩm lỗi do sản xuất hoặc do vận chuyển bị ảnh hưởng

 

GIÁ CẢ HỢP LÝ

Chất lượng hàng đầu